Tìm hiểu về lệnh Switch/case trong Java

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lệnh lệnh  Switch/case trong Java. Như chúng ta đã học ở bài trước lệnh điều kiện if else trong java, lệnh switch case trong java sinh ra để cho phép chúng ta kiểm tra nhiều điều kiện một cách dễ dàng và rõ ràng hơn.

Lệnh Switch/case trong Java?

Lệnh switch/case trog java cho phép bạn kiểm tra nhiều điều kiện, cứ một case là một khối để kiểm tra. Như vậy nó cũng tương tự như lệnh if else, tuy nhiên khi chúng ta sử dụng lệnh switch case nó rõ ràng khi bài toán của chúng ta có nhiều điều kiện.

Dưới đây là sơ đồ với lệnh switch/case trong Java

Sơ đồ switch case
Sơ đồ switch case trong java

Đặc điểm của lệnh switch/case trong Java:

  • Lệnh switch/case về ý nghĩa tương tự như khi chúng ta sử dụng biểu thức điều kiện if else  trong Java tất nhiên nó được sử dụng để kiểm tra điều kiện.
  • Lệnh switch/case trong Java sẽ kiểm tra lần lượt các giá trị có trong một danh sách, mỗi giá trị tương ứng một khối case – một trường hợp.
  • Lệnh switch/case khi nó kiểm tra nếu thõa mãn điều kiện thì nó sẽ dừng chương trình nhờ sử dụng lệnh break.
  • Lệnh switch/case có thể có nhiều trường hợp tương ứng với một case, tuy nhiên chỉ có một trường hợp mặc định là default.

Lúc nào sử dụng lệnh điều kiện switch/case trong java?

Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, khi bài toán của chúng ta có nhiều trường hợp lớn hơn ba thì chúng ta nên sử dụng lệnh switch/case để dễ dàng kiểm tra và xử lý.

Bài toán đặt ra: Tạo số ngẫu nhiên từ 2-8 sau đó in ra như sau, nếu thứ 2 thì in ra là thứ 2, tương tự như vậy đến nếu là 8 thì in ra hôm nay là chủ nhật.

Nếu bài toán này các bạn sử dụng if else thì chúng ta phải có if và lồng rất nhiều if else, xử lý rườm rà và nhìn rối. Tuy nhiên khi sử dụng lệnh switch/case trong java các bạn sẽ thấy được tác dụng ưu điểm của nó.

Cấu trúc switch case

Switch case trong Java

switch (expression) {
case value_1 :
     statement(s);
     break;
case value_2 :
     statement(s);
     break;
 .
 .
 .
case value_n :
     statement(s);
     break;
default:
     statement(s);
}

Trong đó:

  • expression: là biểu thức điều kiện và biểu tức này là kiểu int hoặc là String
  • Cứ một case là một khối
  • Value chính là giá trị để kiểm tra
  • Statement là những gì bạn xử lý
  • Break để đãm bão rằng khi biểu thức đúng thõa mãn thì sẽ dừng tại thời điểm đó.

Ví dụ:

Ví dụ đơn giản về lệnh Switch/case trong java có điều kiện kiểu int

Ví dụ đơn giản về lệnh Switch/case trong java có điều kiện kiểu String

#Tổng kết

Như vậy với các ví dụ ở trên, các bạn có lẽ đã hiểu được lệnh switch/case trong java rồi đúng không nhỉ, thật sự thì cũng đơn giản như lệnh if else trong java nhưng khi có nhiều điều kiện thì các bạn nên sử dụng lệnh switch/case nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
x